Mục lục
Bảo tàng các dân tộc Daklak chỉ cách ngã 6 – trung tâm Thành phố Buôn Ma Thuột – vài trăm mét theo hướng đường Lê Duẩn, ẩn sau các hàng cây bên trong khu Biệt điện Bảo Đại là một công trình mô phỏng theo kiến trúc nhà dài, nhà rông, nhà truyền thống của dân tộc Tây Nguyên hiện ra. Wow, cũng lạ và hoành tráng phết.

Ảnh: Hoàng Sơn
Các ngôn ngữ được dùng trong bảo tàng
Hên cái là, bảo tàng này được các chuyên gia bảo tàng học của Pháp đã hỗ trợ để không gian trưng bày trong bảo tàng rất trực quang và hiện đại. Đây cũng là bảo tàng đầu tiên ở Việt Nam sử dụng 4 ngôn ngữ trong trưng bày, bao gồm: tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Ê-đê.
Vừa bước vào bảo tàng, ông bạn tui thấy “choáng ngợp” bởi cái không gian thoáng đãng ấy. Bảo tàng gồm 2 tầng và được bố trí thành 3 không gian trưng bày với 3 nội dung lớn, gồm Đa dạng sinh học, Văn hóa dân tộc và Lịch sử.
Ô cê, giờ mình cùng xem Bảo tàng các dân tộc Daklak có gì nhé ^^
Không gian đa dạng sinh học
Đây là Không gian trưng bày hiện vật, hình ảnh về hệ sinh thái và thổ nhưỡng của Tây Nguyên, như là:
- Rừng: thủy tùng, cẩm xe, gỗ xưa, cẩm lai…và các loại thuốc dân gian
- Động vật: báo, gấu chó, chồn bay…
- Khu sinh thái: hồ Lak, thác Đray Nur
- Thổ nhưỡng: đất đỏ bazan, đất sét, đất xám…
- Cây công nghiệp: cafe, hồ tiêu, cao su,…
Bạn có biết là Daklak mình là một “mỏ vàng” không? Nhắc đến “vàng trắng” là đang nhắc đến những cánh rừng cây cao su bạt ngàn, và đây là dụng cụ để lấy mũ cao su nè:

Ảnh: Hoàng Sơn
còn khi nói tới “vàng đen”, đấy chính là đặc sản quê ta – Cà phê. Khi đến với bảo tàng, bạn có thể chạm tay vào những hạt cafe đã được chế biến, đưa lên mũi và thưởng thức mùi thơm của cafe trước khi rang say và thành cafe bột – thơm lắm đó. 🙂
Ở đây còn có “bản lưu” của Cây thủy tùng, loài cây duy nhất còn tồn tại dưới thời phấn trắng (sau kỷ Jura ấy). Hiện tại còn khoảng 200 cá thể ở Việt Nam và vài cá thể ở Vân Nam (Trung Quốc) thôi nhé.
Không gian văn hóa dân tộc
Không gian này tui thích nhất nè ^^
Không gian này trưng bày hiện vật, hình ảnh về đời sống, sinh hoạt của con người Tây Nguyên tiêu biểu là người Ê đê bản địa ngoài ra còn các dân tộc bản địa khác và một số dân tộc nhập cư như là:
- Nông nghiệp: gùi, các dụng cụ trồng lúa của người bản địa;
- Săn bắn hái lượm: thuyền độc mộc, lao;
- Dụng cụ bắt voi và thuần dưỡng voi,
- Nhà dài và không gian trong nhà: ghế dài, bếp lửa, đồ trang sức;
- Trang phục: Già làng, thầy cúng;
- Nghề thủ công: diệt thổ cẩm, dệt chiếu, làm đồ gốm cuộn vải, lò rèn hơi bằng ống tre;
- Cồng Chiêng Tây Nguyên: cồng chiêng của người Ê Đê và Jarai
- Rượu cần: với kích thước các chum to nhỏ khác nhau;
- Nhạc cụ dân tộc: đàn đá,
- Tang lễ: Lễ bỏ mã và tượng nhà mồ;
- Trang phục của một số dân tộc bản địa và các dân tộc nhập cư khác: người M’Nông, người Dao, người Thái,…
Bên dưới là một vật dụng tui thích ^^
Dụng cụ trồng trọt thô sơ. Thích cái chong chóng quay đuổi chim kia kìa, mỗi khi gió lên nghe tiếng gõ trong ống nứa mới thật là…Tây Nguyên làm sao 🙂
Một vật dụng không thể thiếu đó là gùi. Các dân tộc khác nhau thì có hình dáng gùi khác nhau, và cũng tùy mục đích khác nhau, tuổi người mang gùi mà hình dáng gùi cũng khác nhau.
Thuyền độc mộc hồ lăk nè:
Thuyền làm từ 1 thân gỗ nguyên khối, không lắp ghép từ các mảnh nhỏ như thuyền của người Việt ta. Nếu bạn tinh ý sẽ thấy mụi thang ở trong thuyền, vì khi chế tác con thuyền, người ta đã dùng lửa thang bỏ vào thân cây nhằm mục đích tạo dáng cho con thuyền cũng như giúp thuyền được bền không bị cong vênh.

Ảnh: Hoàng Sơn
Voi rất quan trọng đối với người Tây Nguyên. Vì vậy từ lâu đời đã có việc săn bắt voi con về thuần dưỡng thành voi nhà.
Đây là hình ảnh của một trong những vật dụng dùng để săn bắt voi, nó không phải được làm từ mây đâu mà làm từ DA TRÂU đấy. Thế mới hoành chứ :v

Ảnh: Hoàng Sơn
Đây là mô hình nhà dài của người Ê-đê. Mỗi khi người con gái trong nhà lấy chồng, ngôi nhà sẽ được nới dài ra thêm để cho gia đình mới ấy sinh sống…
Đây là căn bếp của người Ê-Đê
Trang sức của họ
Trang phục truyền thống
Bộ cồng chiêng
“Giả lập” một buổi nghe cồng chiêng :)))) – cũng dzui lắm quý vị ^^
Ah, nếu bạn đã nghe nhiều lần bài hát “Giấc mơ Chapi”, có bao giờ bạn tự hỏi, “cây đàn Chapi trong bài hát đấy là gì, nó như nào?”; thì đây, cây đàn Chapi huyền thoại nó trông như này đây. 😀 Tui khá bất ngờ vì không nghĩ nhìn nó đơn giản đến thế 🙂
Trống Hgor được làm từ một thân cây, 2 mặt trống được làm bằng da trâu, một mặt là da trâu cái, một mặt là da trâu đực.
Tượng nhà mồ là đây.
Không gian lịch sử
Tui được chụp hình với người có bộ sưu tậm ốc hoá thạch lớn nhất Việt Nam và phía sau là hình ốc hóa thạch, biểu tường của khảo cổ học Daklak. ^^
Còn đây là con ốc hoá thạch nè, nó xuất hiện cách đây khoảng 200 triệu năm, ở kỷ Jura (cái kỷ mà có khủng long ấy :3)
Trở lại không gian Lịch sử, nơi này trưng bày hiện vật, hình ảnh về vật dụng của người cổ đại, vũ khí chiến đấu phục vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Ngoài ra, còn các máy móc thiết bị phục vụ sản xuất đầu những năm hòa bình,…
- Hóa thạch: hình ảnh ốc hóa thạch;
- Đồ khảo cổ: trống đồng Đông Sơn, cồng chiêng, chén đĩa cổ và các dụng cụ dùng trong sinh hoạt thời kháng chiến;
- Các hình ảnh và tư liệu về các chiến dịch trong cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc: chiến dịch 1930-1954 (tiền, hình ảnh về nhà đày Buôn Ma Thuột, đồ dùng cách mạng); chiến dịch 1954-1975 (súng các loại, giường cách mạng); từ 1975 cho đến nay (máy đánh chữ, điện thoại, máy cưa, các con dấu của tư lệnh, cột mốc biên giới giữa Việt Nam và Campuchia năm 2007.
Đấy, sau khi đưa thằng bạn đi 1 vòng và chứng kiến cái cách nó biểu hiện về độ “phê” khi tới tham quan nơi đây mà lòng đầy thoả mãn. Ít ra, “rù quến” được thêm một người nữa yêu thích văn hoá dân tộc Tây Nguyên nói chung và Daklak nói riêng. 🙂