Nói chút, Nhà sàn của người Ê Đê được gọi là nhà dài. Vì…nó dài thiệt =). Các đời trong dòng họ sẽ ở chung trong một căn nhà sàn đó. Mỗi khi người con gái trong gia đình lấy chồng thì ngôi dài được nới dài ra để cho gia đình mới sinh sống, cứ thế căn nhà cứ dài ra mãi.
Cà phê Arul của ai?
Và ở ngay trung tâm TP Buôn Ma Thuột, có một quán cafe “vị Ê Đê” ngay ngôi nhà sàn truyền thống ấy. Mình gọi đây là quán cafe “vị Ê-đê” là vì mình được tận hưởng ly cafe thơm lừng trứ danh đất Buôn Ma Thuột tại một không gian đậm chất Ê-đê được chỉ chủ quán H’Len gìn giữ nguyên bản; từ kết cấu nhà cho đến các dụng cụ khác của người Ê-Đê; cực thích hợp để bạn có thể tìm hiểu thêm về đời sống cũng như nét văn hoá thú vị của người Ê-Đê tại TP Buôn Ma Thuột này.
Nghĩ chớ, thật không có cái thú vị nào bằng được thưởng thức ly cafe Ban Mê ngay trong không gian sinh sống của nhưng người đã trồng và thu hoạch các hạt cà phê đó.
Đang bon bon trên đường Trần Nhật Duật, bạn sẽ gặp ngay một cổng nhà được trang trí rất đẹp, và tinh tế bên cạnh hàng rào hoa tím. Thì…xác cmn định là…đúng quán mình muốn kể rồi đó. Nhào dzô thôi :v
Cà phê Arul có gì?
Vừa vào, bạn sẽ gặp 2 cái cầu thang. Cầu thang đực và Cầu thang cái. Cầu thang cái là cái có núm vú ấy (biểu tưng cho chế độ Mẫu hệ của người Ê Đê) chỉ giành cho phụ nữ trong gia đình và khách khứa. Nên bạn cứ mạnh dạn bước lên Cầu thang cái, đừng quên vịn tay vào núm vú ấy và bước lên tiếp nhé – chúng ta đều là khách mà ^^
Không gian bên trong nhà sàn khá là thoáng mát. Ngồi nhâm nhi ly cafe bên ô cửa sổ nhà sàn, dòm quanh cũng vui vui. 😀 Cafe ngon hơn một tẹo cũng nhờ cái không gian với cái view như này.
Ngó quanh ngôi nhà sàn, mình thấy các vật dụng trong nhà được giữ gìn cẩn thận. Cái ghế dài Kpan làm từ một thân cây nguyên khối thường dài bằng gian khách – nhà càng dài, ghế Kpan càng dài, nhà càng…giàu 😛 -, cái trống Hgor, giàn cồng chiêng quý giá, những cái gùi, ché rượu tất cả toát lên vẻ cố xưa.
Ah, các bạn đừng gõ trống lung tung nha. Vì trống H’gor chỉ được dùng khi kết hợp với dàn cồng chiêng để biểu diễn tại các lễ hội hoặc dùng để thông báo tin cho buôn làng khi nhà có tin buồn, có thú dữ, có cháy,…tuỳ vào từng nhịp trống sẽ có một thông điệp khác nhau.
Đây là cái xà gạc, người Ê Đê dùng để chẻ củi, phát rẫy, đốn cây, đẽo gọt…
Đây là cây Đing-Năm. Một loại kèn của người dân tộc Tây Nguyên… “Đing” nghĩa là Kèn, “Năm” nghĩa là Sáu. Đing Năm là cây kèn 6 ống, được cắm vào một trái bầu khô và thường dùng để thổi theo điệu hát Ayray, trong các lễ hội: Lễ cúng Bến nước, lễ cầu mưa, lễ mừng lúa mới, lễ lên nhà mới, tang lễ,… “Theo phong tục cha ông, mỗi khi thổi kèn phải mặc đồ truyền thống. Nếu không, Yàng giận, Yàng phạt nặng lắm!”
Ở ngay gian khách, bạn sẽ thấy thêm bộ cồng chiêng, các bộ gùi của nhiều nhánh Ê-Đê khác,…
Lui ra sau bếp bạn sẽ thấy thêm dàn bầu, dàn ché dùng để đựng – ủ rượu, bắp treo gác bếp,…
Đây là bầu luôn gắn liền với đời sống hàng ngày của người Ê Đê, dùng để chứa nước sinh hoạt hàng ngày của họ.
Trên gác bếp thì có thêm nhiều trái bầu khác, dùng để dự phòng trong trường hợp trái bầu họ dùng hàng ngày bị vỡ 🙂
Cà phê Arul ở đâu?
Tất cả những trải nghiệm này, những giọt cafe “vị Ê-Đê” này, bạn hoàn toàn có thể tận hưởng tại ARUL CAFE – 17-19 Trần Nhật Duật – TP BMT nhé. ^^ Mình sẽ ghé lại đây nhiều lần nữa, để được nghe nhiều câu chuyện nữa, để hiểu thêm về người Ê-Đê nữa. 🙂